8 sai lầm chết người dẫn đến thất bại nghề Tư Vấn

Hãy nhìn xem, ngay cả những nhà tư vấn viên hay những người làm mảng digital marketing thành công nhất cũng có thể chết chìm bất cứ lúc nào bởi sự thất bại của chính họ khi nhận ra họ có thể (vô thức) phá hoại tiến trình phát triển của chính mình như thế nào.

Vì vậy, để giúp bạn điều hướng tốt hơn các hoạt động tiếp thị trên mạng, digital marketing hay dịch vụ tư vấn trong thế kỷ 21, dưới đây tôi sẽ chỉ cho bạn 8 sai lầm chết người mà bạn có thể đang phạm phải ngay bây giờ, dẫn tới hậu quả cho chính bạn đấy

Hãy đọc tiếp nhé để không để bản thân mình chết chìm như con thuyền TITANIC

1. Tầm nhìn hạn hẹp như một nhân viên

Nếu như hầu hết mọi người, bạn đã đi học trong 12 năm để học cách tuân theo các mệnh lệnh, yêu cầu

Mọi người bảo bạn làm gì, và kèm theo đó là phần thưởng cho người tuân theo, vâng lời và làm đúng chỉ dẫn nhất.

Rồi bạn đi làm, và cũng có người bảo bạn phải làm gì

Bạn thăng tiến, nhận lương cao hơn tùy theo việc bạn tuân theo các chỉ dẫn đó tốt tới mức nào

Nhưng giờ bạn là người độc lập, tự xây dựng doanh nghiệp cho riêng mình

Đột nhiên, chẳng còn có ai ở đây để hướng dẫn bạn nữa

Bạn có thể có hàng tấn ý tưởng, nhưng không có ai chỉ cho bạn cách sử dụng chúng, sắp xếp như thế nào hay hạn chót ra sao

Nếu bạn không thiết lập lại tư duy kinh doanh của chính mình, bạn sẽ tự “đánh chìm mình” đấy

Cách đây 2 năm trước, khi mà tôi quyết định chuyển hướng sang tự kinh doanh sau 3 năm làm việc cho người khác, tôi ở một mình trong phòng và tự hỏi: “ Mình làm gì giờ nhỉ?”

Tôi biết mình phải gọi mọi người, đặt các cuộc hẹn, chốt sale và tuyển người hợp tác kinh doanh cùng mình, tham gia bán sản phẩm cùng minh. 

Tôi nhanh chóng nhận ra nếu mình không sớm hành động thì công việc kinh doanh tự thân này sẽ chẳng kéo dài lâu

Tôi có rất nhiều mục tiêu: số người tôi muốn kết nối, tạo hợp đồng, gọi bao nhiêu cuộc, đặt bao nhiêu cuộc hẹn.

Nhưng sau tất cả, đó là việc tôi cần phải kiếm ra tiền. Trong hôm nay, ngày mai và mọi ngày sau nữa

Tôi tới văn phòng mỗi buổi sang với tâm tưởng của người sở hữu doanh nghiệp như thế này:

 

Tôi phải làm gì hôm nay để đưa doanh nghiệp của mình tiến lên phía trước?

Tôi phải làm gì hôm nay để kiếm tiền?

Tôi cần phải làm gì để tồn tại trong ngành?

Những năm trước đây thì việc gọi điện thoại trực tiếp tới khách hàng rất hiệu quả, thì tôi cũng làm vậy. Đặt các cuộc hẹn, gặp gỡ tôi cũng đã làm

Nhưng không có ai thưởng gì cho tôi cả, không có ai khen ngợi.

Không có ai ở đấy để cầm tay chỉ việc, nói tôi phải làm gì. Tự bản thân tôi phải làm hết

Tôi là bà chủ và cũng là chính nhân viên

Vậy bạn hãy nhìn lại doanh nghiệp và tự hỏi mình:

“Trong tất cả những việc ghi ở danh sách việc cần làm, có việc nào bạn có thể tự làm ngay hôm nay để thúc đẩy doanh nghiệp của bạn tiến lên không?”

Tập trung vào việc đó, và LÀM ngay đi

Đó chính là sự khác biệt giữa một nhân viên và người chủ doanh nghiệp

2. Không thoải mái với việc bán hàng

Tôi chưa bao giờ thôi thấy choáng váng khi nhìn những người đổ cả đống tiền vào việc chạy quảng cáo- mà không đưa ra được bất kì đề nghị mua hàng

Không chào mời dịch vụ và sản phẩm của bạn là một chiến lược tồi

Bạn không thấy rằng chính việc bán hàng thúc đẩy sự vận hành của thế giới sao?

Tôi nghĩ rằng một số người chỉ đơn giản là sợ phải thừa nhận rằng họ đang kinh doanh bán hàng. Đó có thể là do có sự kỳ thị này về việc bán hàng – khuôn mẫu của người bán xe hơi nhếch nhác hoặc người bán hàng rong vào đêm khuya. Bạn chắc chắn không muốn làm kiểu người đó

Nhưng ở đây khó khăn là: để kiếm tiền, bạn phải bán hàng. Và bạn không thể thành công trong bán hàng nếu bạn có ý kiến tiêu cực về bán hàng. Bạn không thể ngại về nó.

Nhưng bạn cũng không cần phải quá khích hay hung hăng hay mờ ám. Sự thật là những nhân viên bán hàng thành công nhất không phải là người hay làm quá hay đeo bám.

Họ không ngại yêu cầu bán hàng hoặc nói với mọi người rằng họ làm việc bán hàng. Họ chỉ cần biết cách giao tiếp. Tất cả mọi thứ bạn thích trong cuộc sống của bạn – từ cửa hàng tạp hóa, đến máy tính, đến những thứ bạn đặt hàng từ Amazon – tất cả những thứ xa xỉ bạn có ở đó vì ai đó đang bán hàng ở đó. Vì vậy, đừng ngại việc bán hàng.

Nghiên cứu cách nhân viên bán hàng thành công đã làm để tiến lên, và sau đó học theo để làm chủ những kỹ năng đó và thay đổi thái độ của bạn.

3. Nỗi sợ kiếm tiền

Rất nhiều người thực sự không thoải mái với ý tưởng kiếm tiền.

Ở đâu đó sâu thẳm bên trong, họ có thể cảm thấy có chút tội lỗi.

Họ lo lắng rằng có quá nhiều tiền khiến họ trở thành một người xấu.

Họ thực sự có thể cảm thấy xấu hổ.

Có lẽ phần nào là do sự giáo dục, quan điểm tôn giáo hoặc chính trị của họ. Nếu bạn gặp vấn đề như vậy, bạn tự giết  chết thành công của chính mình.

Zig Ziglar từng nói:

 “Bạn có thể có bất cứ điều gì trong cuộc sống mà bạn muốn, nếu bạn giúp người khác có được thứ họ muốn.”

Miễn là bạn tập trung vào việc cung cấp giá trị, giải quyết các vấn đề của người khác và giúp mọi người có được thứ họ muốn, bạn sẽ cảm thấy rất bình thường khi ra giá hay nới về chi phí cho điều đó.

 Thực tế, bạn cung cấp càng nhiều giá trị, bạn sẽ kiếm được càng nhiều tiền. Vì vậy, nếu bạn có vấn đề về tiền bạc, hãy vượt qua nó! Rèn luyện bản thân để cảm thấy tốt về việc kiếm tiền.

4. Không dám học hỏi kỹ năng mới

Nếu bạn đang đọc bài viết này, tôi biết bạn đã đầu tư thời gian và tiền bạc trong sách, các khóa học, đào tạo và các chương trình huấn luyện.

Nhưng mua sách hoặc tham gia khóa học hoặc thảo luận với giáo viên là chưa đủ tốt.

Bạn phải làm việc để học các kỹ năng mới.

Bạn phải liên tục mài dũa

Những người không dành thời gian để phát triển kỹ năng đan tự ủy diệt bản thân

Tôi sẽ cho bạn một ví dụ.

Tôi là CEO, đồng thời là copy writer tại Tiếp Thi Thu Hút.

Tôi tập trung vào việc viết các bài bán hàng, đặc biệt là thư điện tử và thư bán hàng.

Tôi luôn làm việc để cải thiện kĩ năng đó – Tôi luôn luôn mài dũa nó.

Một trong những cách bạn học để viết các bài viết là nghiên cứu quảng cáo của người khác và sao chép, cải thiện, biến tấu chúng.

Thư bán hàng thì tôi viết ba hoặc bốn lần một tuần.

Tiêu đề, mở đầu, kết thúc rồi mồi câu – Tôi tự làm tất cả.

Khi bạn làm điều đó, bạn tạo ra dòng chảy văn bản trong tâm trí.

Bạn tìm hiểu ra được khuôn khổ, dòng chảy và cấu trúc của văn bản đó.

Quá trình này tạo ra một thói quen, một kĩ năng mới cho bạn. Và bạn trở nên tốt hơn. Và nó trở nên dễ dàng hơn.

Vì vậy, đây là lời khuyên của tôi.

Bạn muốn biết làm thế nào để làm tốt điều gì đó?

Làm đi. Làm nhiều lên và nhiều hơn nữa.

Làm điều đó ba, bốn, năm, mười, năm mươi, một trăm lần, và bạn sẽ giỏi về nó – bất kể bạn vụng về hay thấy khó chịu như thế nào khi bạn bắt đầu.

Và một khi bạn đã giỏi, đừng dừng lại. Giỏi hơn nữa

5. Không dám kết nối với mọi người

Những người trong danh sách khách hàng của bạn thậm chí không biết bạn tồn tại cho đến khi bạn kết nối với họ.

Đừng quên, bạn đang bán hàng.

Nhưng bạn đang bán cho ai?

Nếu bạn muốn xây dựng đối tượng, bạn phải kết nối với mọi người.

Nếu bạn cứ trốn đằng sau máy tính của bạn, không muốn bước ra khỏi vùng thoải mái của mình và kết nối với mọi người, bạn đã làm tổn thương thành công của doanh nghiệp!

Vậy làm thế nào để kết nối?

Chọn phương tiện – blog hoặc bài đăng trên Facebook, email, bài đăng video hoặc Facebook Live.

Chọn một rồi cứ làm đi.

Đó chỉ là vấn đề của chuyện thực hành thôi.

Làm đủ nhiều và nó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bạn thậm chí có thể làm cực tốt ấy!

Bạn phải kết nối với mọi người mỗi ngày.

Nếu bạn không làm thế, họ sẽ quên tất cả về bạn và tìm người khác để theo dõi.

6. Không dám đầu tư

Bạn phải đổ tiền để chạy quảng cáo, mua lưu lượng truy cập và thử nghiệm các chiến dịch để bạn có thể tạo và phân tích kết quả thực.

Sau cùng thì, nó là cách giáo dục tốt nhất mà bạn từng có.

Tôi biết nó có vẻ hơi đáng sợ.

Rốt cuộc, khi bạn mua một cuốn sách hoặc một khóa học, bạn sẽ nhận được những thứ thực tiễn. Vì bạn đã trả tiền cho nó.

Nhưng khi bạn mua lưu lượng truy cập hoặc đặt quảng cáo, Facebook sẽ tính phí của bạn và tiền dường như biến mất vào khoảng không

Nhưng khoản đầu tư này khác với mua đồ trên mạng.

Đó là một khoản đầu tư vào dữ liệu, để tìm hiểu những gì hoạt động và những gì không hoạt động.

Nếu bạn không sẵn sàng đầu tư vào việc nghiên cứu dữ liệu đó, bạn sẽ đưa doanh nghiệp của mình tiến lên như thế nào?

Không sẵn sàng đầu tư vào dữ liệu cần thiết chắc chắn sẽ cản trở thành công kinh doanh của bạn.

Bạn không cần phải đầu tư nhiều tiền. Hãy bắt đầu với lượng nhỏ thôi

Khi bạn cảm thấy thoải mái, bạn có thể tăng đầu tư của mình từng chút một mỗi ngày.

7. Không hiểu các con số

Trong kinh doanh, một chuỗi hành động hợp lý tạo ra kết quả tốt. Nếu bạn muốn bán bất cứ thứ gì  online thì đầu tiên:

• Bạn phải đặt một quảng cáo

• Quảng cáo đó phải tạo ra các lượt nhấp chuột

• Nhấp chuột phải tạo khách hàng tiềm năng

• Khách hàng tiềm năng phải tạo doanh số

Bạn phải biết bạn cần bao nhiêu lần nhấp để tạo khách hàng tiềm năng và bao nhiêu khách hàng tiềm năng để tạo doanh số.

Bạn phải biết những con số đó là gì và chúng hoạt động như thế nào.

Hãy nói rằng bạn chạy một quảng cáo và nó tạo ra 50 lần nhấp, 5 khách hàng tiềm năng và doanh số bằng không. Qua đó đừng dại dột kết luận rằng: Tôi chẳng kiếm được gì cả. 50 người đã nhấp vào quảng cáo của tôi nhưng không ai mua gì cả. Không có gì xảy ra cả!”

 

Nếu bạn không hiểu những con số của, bạn sẽ tự làm mình phát điên. 

Và rồi bạn sẽ tự hủy con đường tới thành công của chính bạn.

Nhìn vào thực tế của những con số của bạn. Có rất nhiều thứ đang xảy ra.

• Bạn đang tìm hiểu xem quảng cáo có hoạt động hay không

• Bạn đang học hỏi và tìm hiểu xem kiểu người gì muốn xem quảng cáo của bạn

• Bạn có thể tạo ra một số lần nhấp và vỡ lẽ ra tỷ lệ nhấp của bạn

• Bạn đang tạo một số khách hàng tiềm năng, nhưng không đủ khách hàng tiềm năng để tạo doanh số

• Bạn đã học được rằng bạn cần tạo ra năm mươi hoặc một trăm hoặc một trăm năm mươi khách hàng tiềm năng

 • Sau đó, bạn có thể nhìn vào các con số và tự hỏi: “Có ai mua chưa nhỉ?”

Sau đó, bạn có thể kết luận:”Quảng cáo của mình có hiệu quả. Mình đang tạo các nhấp chuột. Các khách hàng tiềm năng không có sưu jchuyển đổi gì cả, hoặc  chưa chuyển đổi nhanh như mình mong đợi. Mình nên làm gì thêm đây?

Đừng quên phân tích và thấu hiểu những con số đó

8. Không hành động

Nếu bạn muốn có kết quả, bạn phải hành động.

Mỗi ngày bạn phải làm gì đó để thúc đẩy doanh nghiệp của mình

Gửi E-mail tới danh sách khách hàng

Thực hiện một Facebook Live

Viết một bài đăng blog

Kết nối với mọi người trên Facebook

Tạo một ad quảng cáo mới

Mỗi ngày, hãy làm một trong những điều trên

Tôi không tin bạn kiên trì thực hiện những việc đó trong 90-120 ngày mà lại không có kết quả gì.

Dừng lại là chết.

Thật lòng mà nói, hầu hết mọi người không đủ kiên trì để hành động

Họ sẽ làm trong một đến hai ngày, hoặc cùng lắm thì 1 tuần, rồi kiểm tra luôn kết quả

Và rồi sau đó, họ dừng lại luôn vì có thể họ chẳng thấy được thành công hay sự thay đổi thần kì nào cả.

Họ không nhận ra rằng kết quả không tự nảy ra ngaylập tức giống như việc họ bấm máy tính đâu.

Đôi khi, kết quả thường cần thời gian để phát triển và hình thành.

Bạn phải hành động. Bạn phải hành động liên tục và kiên trì!

Vậy là tôi đã nói xong 8 sai lầm có thể dễ dàng đánh chìm doanh nghiệp của bạn. Hãy đọc kĩ và xem mình có đang mắc phải lỗi nào không nhé.

Và để giúp bạn tránh khỏi mắc phải những sai lầm, giúp bạn chủ động thu hút khách hàng tiềm năng vào doanh nghiệp của mình hơn, bạn sẽ xây dựng toàn bộ quy trình bán hàng chuyên nghiêp trên nền tảng internet.

Hãy đăng ký học thử 10 buổi miễn phí áp dụng giải pháp mới củng Tiếp Thị Thu Hút theo đường link phía dưới

 

TÀI NGUYÊN MIỄN PHÍ BỔ SUNG THÊM:

Nếu bạn cũng đang có câu chuyện để chia sẻ và muốn kinh doanh tốt hơn. Thì chỉ cần để lại một lời nhắn cho tôi. Để tôi được đồng hành cùng bạn trong những hành trình phía trước. Đóng góp giá trị của mình giúp mọi người sẽ giúp chúng ta có nhiều hơn những gì bạn từng nghĩ. 

Để lại một lời nhắn trên Messenger để nói chuyện với tôi về ước mơ của bạn nhé.

Scroll to Top