Cách giữ vị trí chủ động của bạn khi nói chuyện với khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng câu hỏi giả định
Nếu bạn đang làm công việc tư vấn, bán hàng chuyên nghiệp, việc nói chuyện với khách hàng tiềm năng là rất quan trọng đối với thành công của bạn
Thật đơn giản
Bất kể ai nói gì, nếu bạn không thể giao tiếp hiệu quả với khách hàng tiềm năng bạn sẽ khó khăn trong việc xây dựng công việc kinh doanh của mình
Đừng lo, tôi không nói với bạn về những khách hàng hoàn toàn xa lạ
Tôi không nói về việc đi đến sự kiện, hội thảo, nói chuyện với mọi người, gia tăng sự kết nối.
Tôi cũng không nói về việc viết ra danh sách 100 -200 người bạn bè, thành viên gia đình, đồng nghiệp và liên tục làm phiền họ bằng cách liên lạc, nhắn tin và mời họ đi café nhưng họ đều từ chối
Đó không phải là tất cả những gì tôi muốn bạn bắt đầu
Hãy tạm thời bỏ qua các bước thu hút đúng người, tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm đó ở những bài khác
Trong bài viết này, tôi nói cho bạn về những người sẵn sàng đã đồng ý nhận thêm thông tin của bạn, họ nghe điện thoại của bạn, họ đến gặp bạn, hoặc thậm chí họ đang nhắn tin với bạn.
Họ đang chủ động quan tâm tới sản phẩm, và dịch vụ bạn cung cấp
Ngay cả khi họ là người đã quen biết và thân thiết với bạn, bạn cũng nên nắm được trình tự và cách thức để nói chuyện với họ.
Bây giờ khi tôi nói về tâm thế, thôi không ý muốn nói về phong cách của bạn, hay là dáng vẻ bên ngoài của bạn, như cao, thấp, ngồi thẳng lưng hay vắt chéo chân khi ngồi….
Tôi đang nói về cách bạn giữ một tâm thế khi giao tiếp với khách hàng tiềm năng của bạn
Làm thế nào để bạn có thể trình bày bản thân mình?
Bạn có tự tin, hay bạn thiếu tự tin?
Bạn có quyết đoán, hay là người nhút nhát?
Bạn đã từng có những nói với ai đó như thế này?
Tôi không cần bạn xây dựng công việc kinh doanh riêng hoặc làm toàn thời gian với công việc này, nhưng tôi chắc chắn rất vui khi bạn đồng hành và trở thành một phần quan trọng trên hành tình này.
Đó chính là một tâm thế tự tin và phóng khoáng khi giao tiếp với khách hàng.
Ngược lại nếu bạn nhút nhát, tâm lý không vững vàng và rất thất vọng khi ai đó từ chối khi tham gia
Tâm thế tự tin:
Dù bạn đồng ý hay không, tôi sẽ vẫn tiến về phía trước, tôi vẫn làm việc hết khả năng của mình
Thiết tự tin:
Tôi cần bạn, bạn hãy tham gia vào công việc này, nó rất tuyệt vời!
Khi bạn thiếu tự tin, tâm thế của bạn hoàn toàn được định hướng bởi những suy nghĩ tiêu cực
“Nếu tôi có được ngày , họ có thể tuyển cho tôi một đội nhóm hung mạnh và sau đó tôi sẽ có thể có thu nhập cao…
Khi bạn nghĩ theo cách này, bạn truyền đạt sự tuyệt vọng và bất cần
Làm thế nào để cải thiện tâm thế tư vấn và bán hàng chuyên nghiệp của bạn
Đó là một câu hỏi lớn, với nhiều khía cạnh, nhưng có một phương diện dễ khiến bạn mắc sai lầm đó chính là cách đặt câu hỏi.
Và vào cuối bài này, bạn sẽ có thể thay đổi ngay lập tức các mẫu câu hỏi của mình để cải thiện đáng kể hiệu quả của các cuộc hội thoại với khách hàng tiềm năng của bạn.
Sai lầm lớn nhất khi nói chuyện với khách hàng tiềm năng của mình là đặt câu hỏi đúng sai
Đặt câu hỏi đúng/ sai đây là câu hỏi đóng kín cánh cửa bạn có thể khai thác thêm thông tin của họ.
Thay vì thế bạn hãy hỏi những câu hỏi kết thúc mở.
Để minh họa, hãy để tôi đưa ra một số ví dụ về các câu hỏi đúng/ sai; có / không
Ví dụ: Giả sử bạn đang nói chuyện với khách hàng tiềm năng của bạn:
Anh có đồng ý không nếu em muốn giới thiệu qua một chút sản phẩm của bên em?
Họ có thể nói có, đồng ý hoặc có thể nói không, không quan tâm
Bây giờ chắc chắn, bạn hy vọng họ sẽ nói có, đồng ý nhưng bạn đang cho họ sự lựa chọn có thể nói không nữa đó.
Do vậy,
Bạn đang mở ra mình một ngõ cụt trên con đường kết nối với họ.
Trong thực tế, bạn hãy tránh những câu hỏi đó càng sớm càng tốt.
Bây giờ nếu bạn đã từng thấy mình hỏi những câu hỏi đúng sai, có không thì đã đến lúc bạn thay đổi.
Không có gì là muộn màng
95% những người đang tham gia vào công việc bán hàng chuyên nghiệp hay tư vấn đều không có kinh nghiệm trước đó, và chỉ không biết phải làm gì trong những tình huống này.
Chính vì vậy, tôi sẽ giới thiệu và giúp cho bạn. đây là những việc bạn cần làm
Bạn cần bắt đầu hỏi những câu hỏi mở
Thay vì hỏi câu hỏi “Có, không” chúng ta có thể chuyển thể sang câu hỏi: “Em có một vài thông tin hữu ích giúp anh chị, em có thể gửi vào email hay messenger cho anh chị?”
Bạn đang giả sử rằng họ đã đồng ý và bỏ qua bước họ có đồng ý hay không và tiến tới bước tiếp theo.
Thay vì hỏi câu: “Em có thể gọi cho anh chị vào ngày mai không?”
Bạn có thể hỏi lại “ Em có một vài ưu đãi nho nhỏ mà anh chị chắc chắn sẽ quan tâm, em gọi cho anh chị vào đầu tuần hay giữa tuần, thứ 2 hay thứ 3…?”