Story Telling – Nghệ thuật lôi cuốn khách hàng bằng câu chuyện

Một câu chuyện hay, thú vị, tinh tế không chỉ giúp phá vỡ những rào cản giữa người bán và khách hàng, mà còn có thể “khoe khéo” sản phẩm, khơi gợi nhu cầu mua hàng một cách tự nhiên.

Kể chuyện không chỉ là cách để kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai mà còn là cách thức lan truyền cảm xúc giữa con người với con người.

Marketing bằng kể chuyện (Storytelling Marketing) đang được nhiều nhãn hàng sử dụng trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu. Chính vì thế, chúng ta đều cần phải biết vì sao việc kể chuyện bán hàng lại quan trọng và hiệu quả đến vậy.

Để đánh giá một câu chuyện, một bài viết có là bài viết hay hay không, bài viết này trước tiên cần phải đúng.

Đúng về kiến thức, cách trình bày, bố cục và cả hướng đi của bài viết sẽ có mục đích gì và dẫn dắt khách hàng của bạn đến đâu.

Story Telling đang được áp dụng như thế nào trong công việc kinh doanh ?

Ngày 8.1.2003, thời điểm gần mùa Valentine năm đó, thương hiệu cà phê Starbucks đã mở một cuộc thi kể chuyện trên trang web starbucks.com. Những người tham gia đã gửi lên trang web những bài viết khoảng 250 từ kể về việc “làm thế nào họ tìm được tình yêu tại những quán cà phê Starbucks”, phần thưởng cho tác giả có câu chuyện hay nhất là một chuyến du lịch tới Vienna, Áo.

Hơn sáu năm sau, trước mùa Valentine 2009 tại Việt Nam, một chiến dịch marketing được Unilever tung ra ít nhiều mang dáng dấp của storytelling với thương hiệu Pond’s. Đó là series gồm năm đoạn phim quảng cáo kể lại câu chuyện “bảy ngày tìm lại tình yêu”, một mối tình “tay ba” khá giống với mô-típ phim truyền hình Hàn Quốc đang tràn ngập tại Việt Nam. Để tạo sự tương tác với khán giả, thương hiệu đã tận dụng tối đa những phương pháp giao tiếp trực tuyến như bình luận, dự đoán diễn biến tiếp theo của câu chuyện trên trang web 7days2love.com…

(Nguồn : BrandsVietnam)

Hay gần đây, những TVC quảng cáo, định vị thương hiệu thường sẽ không nhắc quá nhiều đến thương hiệu của họ mà sẽ chỉ có một câu chuyện xuyên suốt, đi vào lòng người bằng cảm xúc. 

Đọc đến đây, chắc hẳn nhiều tư vấn viên bảo hiểm sẽ không khỏi nghi ngại rằng chỉ có những nhãn hàng lớn mới cần đến việc kể chuyện bán hàng hay kể chuyện thương hiệu để thu hút khách hàng. 

Nhưng tư duy này là hoàn toàn sai, việc thu hút khách hàng bằng câu chuyện đã được đánh giá thành công cao hơn 30% so với các phương pháp bán hàng thông thường.

Kể chuyện bán hàng hãy rung động trước 

Để kể chuyện bán hàng hay, cần phải có chủ đề hay, chất liệu hay. Bạn cần tìm kiếm điều này ở đâu ?

Trước tiên, hãy nói về bạn. Từ chính vị trí bạn đang đứng, về con đường bạn đang đi và mong muốn mà bạn muốn đem đến cho người khác, cho cộng đồng. 

Hãy chia sẻ nhiều hơn những câu chuyện mà bảo hiểm đã giúp đỡ được cho mọi người, những câu chuyện cảm động, chân thực và thật sự đi vào lòng người chứ đừng nhắc quá nhiều đến việc bảo hiểm đã giúp được gì cho những người ấy. 

Hãy khiến khách hàng của bạn thấy bảo hiểm là bạn đồng hành, chứ không phải là cơ hội để bạn tìm kiếm nguồn thu từ họ. 

“Đừng cố nặn một câu chuyện chỉ vì thấy đó đang là một trào lưu. Trước khi hy vọng người khác thích nghe câu chuyện của mình, bản thân bạn phải tự hỏi xem bạn có yêu câu chuyện của mình hay không, có thấy nó thú vị hay không? Để khách hàng rung động, chính bạn phải thấy rung động trước đã. Xin đừng quên điều này.”

Nguyên tắc G.R.E.A.T

Thành công của các chiến dịch storytelling marketing phụ thuộc 05 nguyên tắc cơ bản:

Glue: sự kết nối thông điệp marketing với những gì người tiêu dùng cho là thật, những câu chuyện hiệu quả chính là ở chỗ gắn chặt vào một nhóm niềm tin đặc thù, giữ vị trí nền tảng với thị trường mục tiêu

Reward – phần thưởng: những câu chuyện hay thường chứa những cam kết về phần thưởng xứng đáng như cải thiện sức khỏe, thành công tài chính, an toàn,… Người ta sẽ lắng nghe nếu bạn nói cho họ biết những điều họ có thể đạt cho riêng mình, những gì sẽ tốt cho cuộc sống cá nhân hay những gì sẽ giúp họ đạt ước mơ.

Đóng vai trò quan trọng trong 5 nguyên tắc là:

 Emotion – cảm xúc, sẽ là một câu chuyện tuyệt vời nếu nó tác động mạnh vào những tình cảm sâu lắng nhất của người nghe chứ không phải tư duy lý thuyết của họ.

Authentic – tin cậy: một câu chuyện tốt trước hết phải là một câu chuyện đáng tin. Điều này không đòi hỏi câu chuyện lan truyền phải đảm bảo 100% là thật, mà nó cần được xây dựng dựa trên những thực tế về thương hiệu, trên những giá trị có thật.

Target – mục tiêu: thành công của storytelling marketing chỉ có được nếu câu chuyện được phát triển phù hợp với nhóm người nghe. Hiệu quả của chiến dịch phụ thuộc mức độ liên quan của câu chuyện và để đảm bảo điều này, bạn cần phân đoạn cho những nhóm người chia sẻ sự tương đồng trong hành vi, quan điểm và cách sống.

TÀI NGUYÊN MIỄN PHÍ BỔ SUNG THÊM:

Nếu bạn cũng đang có câu chuyện để chia sẻ và muốn kinh doanh tốt hơn. Thì chỉ cần để lại một lời nhắn cho tôi. Để tôi được đồng hành cùng bạn trong những hành trình phía trước. Đóng góp giá trị của mình giúp mọi người sẽ giúp chúng ta có nhiều hơn những gì bạn từng nghĩ. 

Để lại một lời nhắn trên Messenger để nói chuyện với tôi về ước mơ của bạn nhé.

Scroll to Top